Bánh Ít Lá Gai Quy Nhơn – Món Quà Đặc Sản Của Xứ Nẫu
Bình Định là một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, nơi đây không những có nhiều cảnh đẹp như Eo Gió, cù lao Xanh, biển Kỳ Co, biển Quy Nhơn,…mà còn quy tụ các món ăn hấp dẫn nhất. Đặc biệt, xứ nẫu có một loại bánh đặc sản, truyền thống mà chắc hẳn ít nhiều mọi người đều biết đến. Đó chính là bánh ít lá gai Bình Định. Loại bánh ít lá gai này có gì mà luôn gây thương nhớ cho thực khách, thì đi cùng Gonatour tìm hiểu nhé.
1. Giới thiệu bánh ít lá gai Bình Định
” Muốn ăn bánh ít lá gai
Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi ”
Câu ca dao từ lâu đã đi vào tâm thức và trở nên quen thuộc với người dân Bình Định. Theo truyền thống, các cô dâu mới cưới thường làm bánh gai để biếu bố mẹ vợ ba ngày sau đám cưới như một hành động tỏ lòng biết ơn đối với họ và tổ tiên sau khi chuyển đến nhà mới. Bánh ít lá gai là đặc sản không thể thiếu của Bình Định. Muốn ăn bánh ít lá gai thì bạn phải tìm về với xứ Tuy Phước- Bình Định, hương vị làm say lòng người. thứ bánh dân dã thơm ngon mà ngọt ngào, đậm đà quê hương.
Đặc biệt là vào những ngày Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ (5-5) Bình Định và Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên,…bánh ít lá gai luôn xuất hiện trong mâm cỗ cúng của người Bình Định. Mặc dù có vẻ ngoài không mấy ngon miệng, nhưng những chiếc bánh hình chóp vẫn thu hút những tín đồ ăn uống bởi hương thơm lá gai và hương vị tươi mát của nhân làm từ dừa xay hoặc đậu xanh xay.
2. Cách làm bánh ít lá gai Bình Định
Để làm ra được những chiếc bánh đúng chất Tuy Phước – Bình Định đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ từng công đoạn, phải có kinh nghiêm và lòng yêu nghề. Làm nên chiếc bánh phải kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục. Nguyên liệu phải đủ năm thứ: lá gai, gạo nếp, đường, đậu xanh. Làm bánh có ba công đoạn chính là làm vỏ bánh, nhân bánh, và gói bánh.
Tất cả công đoạn là một nghệ thuật của người làm bánh:
Công đoạn thứ nhất: Làm vỏ bánh ít lá gai Bình Định
Vỏ bánh được làm nguyên liệu chính là lá gai hình trái tim, sần sùi, xốp để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh. Người làm bánh tiến hành bỏ cuống lá, gân lá, xé lá gai làm nhiểu mảnh nhỏ bằng tay rửa sạch sau đó luộc chín. Sau đó cho tất cả số lá gai và gạo nếp vào cối giã thật nhuyễn để cả hai hòa quyện không còn lợn cợn, thật dẻo để làm ra hương vị đặc trưng của bánh ít lá gai.
Những nghệ nhân làm bánh cho biết khâu giã lá gai rất quan trọng, nên giã bằng tay thật lâu thay vì bằng máy, giã như vậy bột bánh với mịn và dai quết dẻo ngon. Vì nếu chưa giã bột và lá gai nhuyễn bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.
Lưu ý: phải chọn loại lá gai non, tước bỏ cọng, sống lá, chỉ lấy phần lá mềm
Cách chọn nếp làm bánh ít lá gai
Tiếp theo là gạo nếp, nguyên liệu chính để làm ra vỏ của bánh ít lá gai kì diệu này. Nếp dùng làm bánh phải là nếp mới không lẫn gạo tẻ, thơm, đem vo thật kỹ, ngâm với nước trong vòng 4 tiếng đồng hồ, sau đó xay nhuyễn ép bỏ nước để có được một khối bột dẻo.
Bột nếp trộn với lá gai và đường, giã nhiều lần trong cối cho thật dẻo. Khi giã, cho một chút dầu ăn cho khỏi dính cối đồng thời giúp bánh mịn màng. Những người làm bánh có kinh nghiệm sẽ đo lường tỉ lệ dầu ăn cho vào bao nhiêu giúp cho bánh béo mà không tạo vị ngán. Mọi thứ khi đã hoàn thành thì bạn chia bột thành từng miếng bột nhỏ.
Công đoạn thứ 2: làm nhân bánh ít lá gai
Cũng như vỏ bánh nhân bánh rất cần phải khéo léo không kém vì nó là linh hồn của chiếc bánh ít lá gai. Có hai loại nguyên liệu chính của nhân bánh là dừa bào và đậu xanh. Đầu tiên, bạn lấy thịt cùi dừa bào thành sợi nhỏ. Sau đó bạn chuẩn bị đậu xanh loại to đều hạt, chắc mẩy. Tới đây là phần tạo ra nhân bánh.
Đổ dừa bào sợi vào chảo sên với đường cát trắng cho thêm ít gừng, sên đến khi vừa khô lại là được. Còn đậu xanh thì sau khi ngâm vài tiếng đã mềm, là lúc nấu chín giã nhuyễn mịn, sau đó đem ngào với đường và gừng. Hoàn thành xong trộn đậu xanh, dừa bào và vo lại thành từng viên nhỏ để nhận vào vỏ bánh. Đặc biệt, cho gừng vào nhân bánh sẽ tạo ra hương vị rất riêng hợp với hương vị của vỏ bánh ít lá gai Bình Định.
Chọn dừa và đậu xanh làm nhân bánh như thế nào?
Về phần công đoạn này người thợ làm bánh chọn lựa thật kĩ những trái dừa vừa già tới, không chọn trái quá non (nhân bánh không có vị béo) hay quá già (nhân bánh sẽ bị cứng và xác) làm cho nhân không đạt độ mềm xốp. Còn đậu xanh chọn loại hạt to đều, mẩy bóng đẹp, không bị hạt lép và sâu mọt.
Công đoạn thứ 3: Gói bánh – cách gói bánh ít lá gai Bình Định đẹp
Sau khi hoàn thành vỏ bánh và nhân bánh người thợ tiến hành gói bánh ít lá gai Bình Định, đây là công đoạn có thể xem là đơn giản nhất nhưng thật ra không phải ai cũng có thể làm đẹp mắt, cần phải có sự khéo léo và thẩm mỹ cho món bánh.
Cách gói bánh ít lá gai Bình Định đẹp mắt nhất thì đầu tiên bạn nên thoa một lớp dầu ăn mỏng lên thớt và cho miếng bột đã cắt nhỏ ở khâu chuẩn bị ra cán mỏng. Rồi cho phần nhân bánh đã chia thành từng viên nhỏ vào và vo tròn. Cuối cùng, thoa dầu vào lá chuối và lấy bánh vừa gói được vào lá chuối và gói lại thật chắc.
Nhìn qua thì cách gói bánh ít lá gai Bình Định đẹp có vẻ khá dễ dàng. Nhưng từng công đoạn đòi hỏi sự thuần thục cũng như tay nghề cao nên việc gói bánh như thế nào cho được hình dạng như bạn mong muốn mất khá nhiều thời gian để có thể làm được. Bánh ít là gai được gói hình chóp tựa như kim tự tháp nên nhiều người quen gọi là tháp bánh ít lá gai Bình Định.
www.dacsanxunau.com.vn
Giao hàng Toàn Quốc
hoatline: 0908 888 554